Hội Nông dân Hà Giang phát huy tinh thần
Thứ sáu, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2024

Lịch sử hỉnh thành

TỪ PHONG TRÀO NÔNG DÂN ĐẾN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI NÔNG DÂN HÀ GIANG

01/12/2021 15:23

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng ở đây phát triển muộn hơn so với các địa phương khác. Phải từ năm 1939 trở đi phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được nhen nhóm gây dựng và phát triển.

 Ở Châu Vị Xuyên vào những năm 1942-1943, phong trào cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn phát triển mạnh đã ảnh hưởng đến các xã thuộc tiểu khu Bắc Mê. Tháng 9 năm 1943 một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Mệnh Lệnh phụ trách đã về thôn Thôm Toòng (một thôn người Dao thuộc xã Đường Âm) gây dựng cơ sở cách mạng. Tất cả nông dân ở thôn này đều gia nhập Mặt trận Việt Minh và Hội Nông dân cứu quốc, Sang năm 1944 Mặt trận Việt Minh và Hội Nông dân cứu quốc Đường Âm được củng cố, phát triển ra các xã thuộc tiểu khu Bắc Mê.

Từ cuối năm 1943 đầu năm 1944, phong trào Việt Minh và Nông dân cứu quốc được nhen nhóm ở Yên Minh.  Giữa năm 1944 đồng chí Đặng Việt Hưng được Liên Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng cử tới khu vực Nhiêu Lai-Nam Lai để củng cố những cơ sở cách mạng được xây dựng năm 1943 và chuẩn bị phát triển những cơ sở mới ở Yên Minh, Quản Bạ, khơi thông đường liên lạc Tây Tiến. Giữa năm 1944 tổ chức Việt Minh và Nông dân cứu quốc được thành lập tại Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng (Yên Minh). Ở những thôn, bản cán bộ đặt chân tới, nông dân tổ chức ăn thề quyết tâm theo cách mạng. Quần chúng được tổ chức vào các đoàn thể Việt Minh, chức chánh tổng, kỳ hào bị phế bỏ, mọi sinh hoạt chính trị xã hội, đời sống kinh tế của nhân dân đều do Ban mặt trận Việt Minh giải quyết.

Ngay sau khi giành chính quyền (tháng12/1945) Đảng bộ tỉnh đã quan tâm xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, trong đó có việc lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức - hoạt động của Hội Nông dân các cấp, ngay từ những ngày đầu Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nông dân Hà Giang thi đua phát triển kinh tế, văn hóa –xã hội đi lên xây dựng CNXH, là hậu phương lớn chi viện sức người, sức của phục vụ cho sự giải phóng Miền Nam. Tổ chức Hội ở giai đoạn này được thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình cách mạng ở địa phương (Hội Nông dân Cứu quốc; Hội đồng Nông dân nằm trong Ban nông nghiệp Tỉnh; Ban công tác nông thôn; Hội đồng nông dân tập thể) nhằm gắn hoạt động của Hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp.
Năm 1976 sát nhập 2 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, đến Tháng 10/1991 thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội về tách, tái lập tỉnh Hà Giang.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xư­ớng và lãnh đạo, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã từng bư­ớc được kiện toàn, đổi mới cả về tư tưởng, tổ chức và cách thức vận động tập hợp hội viên, nông dân nhằm xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, hoạt động Hội ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả. Số l­ượng hội viên từ chỗ trên 5 vạn (năm 1992) đến tháng 12 năm 2014 toàn tỉnh có 106.703 hội viên, trên 75% hội viên được quản lý theo thẻ mẫu mới, đã xoá được thôn bản trắng về tổ chức hội  năm 2000, toàn tỉnh hiện có 2.016 chi Hội trực thuộc 195 xã, ph­ường, thị trấn. Công tác xây dựng - củng cố tổ chức cơ  sở hội vững mạnh đi đôi với đẩy mạnh các phong trào nông dân ở cơ sở, đã đư­ợc các cấp hội quan tâm, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng định hướng theo tinh thần chỉ thị 59 – CT/TW ngày 5/12/2000 và Kết luận 61-KL/TW ngày 9/10/2009 của Ban Bí thư, quyết định 17/1998/QĐ-TTg và Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu quả, vị thế của Hội ngày càng được khẳng định. “Hội thật sự là Trung tâm nòng cốt trong các phong trào thi đua của nông dân” ở nông thôn.

 Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa nghèo và làm giàu bền vững được tổ chức sâu rộng trong cán bộ, hội viên, nông dân tính đến tháng 10/2013 toàn tỉnh có 12.425 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp ( theo tiêu chí mới) trong đó: cấp Trung ương có 88 hộ; cấp tỉnh 533 hộ; cấp huyện, thành phố 1.566 hộ; cấp xã- phường 10.238 hộ; năm 2014 có thêm 4.713 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 393 % kế hoạch/năm, nâng tổng số toàn tỉnh (lũy kế 2013) là 18.238 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; giúp đỡ thiết thực cho trên 30.000 lượt hộ nghèo. 
Về xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “
Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Hội tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nông dân tích cực hưởng ứng các chư­ơng trình: Xây dựng  “Điện - Đư­ờng - Trường - Trạm”; giải quyết nước ăn vùng cao, xoá nhà tạm...đã đóng góp hàng trăm triệu ngày công tiết kiệm cho nhà nước hàng tỷ đồng để mở mới và nâng cấp các tuyến đư­ờng liên xã, liên thôn, tham gia xây dựng các công trình phúc lợi tập thể, của cá nhân hộ gia đình đã tạo cho diện mạo nông thôn Hà giang có bước thay đổi căn bản ( 100% xã, phư­ờng đã có và đang thi công đường nhựa hoặc đường bê tông đến trung tâm, đ­ường giao thông nông thôn loại B giao thông liên thôn bản phát triển, 100% xã ph­ường đư­ợc phủ sóng truyền thanh, truyền hình và điện lư­ới quốc gia, trên 80% số hộ nông dân đã có nhà ngói ; 70% số hộ nông dân có ti vi xem truyền hình, 30-40% số hộ có xe máy, nhiều hộ nông dân ở vùng phát triển đã mua đ­ược máy canh tác nông nghiệp, xe ôtô tải phục vụ sản xuất kinh doanh...
Các phong trào nông dân tham gia xây dựng thôn bản, xã văn hoá; xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, trung học cơ sơ ; về y tế chăm sóc sức khoẻ và dân số KHHGĐ, việc xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở được quan tâm đầu tư theo hướng xã hội hóa gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đư­ợc tổ chức Hội và đông đảo hội viên, nông dân hưởng ứng tham gia kết quả năm 2014 có: 59.256 hộ đạt gia đình văn hóa. 

Để tăng cường hơn nữa sự hợp tác và tạo nguồn lực cho hoạt động Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với UBND tỉnh và với 15 sở, ban ngành, các lực lượng vũ trang của tỉnh.

 Những cố gắng, phấn đấu, trưởng thành và kết quả đạt được trong công tác xây dựng Hội và tổ chức thực hiện các phong trào cách mạng của giai cấp Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và có những phần thưởng xứng đáng:

 - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10/1930 - 14/10/2000 Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

 - Tại lễ Mít tinh Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10/1930 - 14/10/2010 tổ chức tại Thành phố Hà Giang Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vinh dự và long trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước.

 - 14/10/2020 tổ chức tại Hội trường lớn của Thành phố Hà Giang. Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vinh dự được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba cho 01 cá nhân; được tặng cờ thi đua của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng  danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh cho 01 cá nhân.

                           

Ban biên tập Website Hội Nông dân tỉnh Hà Giang